Cách tự lắp điện mặt trời tại nhà đúng kĩ thuật

Điện năng lượng mặt trời hiện nay đang được mọi người và chính phủ khuyến khích lắp đặt với quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kinh phí để đầu tư, đa số họ sẽ mua thiết bị về tự lắp điện mặt trời tại nhà. Bài viết này, Ectech sẽ mách bạn cách tự lắp điện mặt trời tại nhà đúng kĩ thuật và an toàn nhé!

Ưu điểm của việc tự lắp điện mặt trời tại nhà

Hệ thống điện mặt trời 3kW tự lắp tại nhà
Hệ thống điện mặt trời 3kW tự lắp tại nhà

Việc tự lắp điện mặt trời tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ như:

  • Ưu điểm lớn nhất của việc tự lắp điện mặt trời tại nhà đó là tiết kiệm chi phí, bạn có thể tiết kiệm được chi phí nhân công, vận chuyển và lắp đặt của các đơn vị thi công. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động lựa chọn được loại thiết bị và thương hiệu phù hợp với hệ thống và túi tiền của mình.
  • Việc tự lắp điện mặt trời tại nhà còn giúp bạn không bị phụ thuộc vào đơn vị thi công, sẽ có những đơn vị thi công làm việc rất lâu và chậm chạp, ngoài ra nhiều đơn vị không uy tín còn đưa những sản phẩm kém chất lượng với mức giá “thổi phồng” nhằm lừa đảo chủ đầu tư. Vì thế, khi bạn vừa là người đầu tư, vừa là chủ thầu, bạn sẽ lựa chọn được thợ lắp uy tín hay thiết bị chất lượng. Từ đó, hệ thống điện mặt trời sẽ hoạt động hiệu quả hơn và nhanh chóng thu hồi vốn.
  • Đa số các đơn vị thi công chỉ nhận lắp đặt cho các hệ từ 3kW trở lên với các bạn muốn lắp công suất bé hơn phải tự mua các thiết bị về lắp cho nhà. Vì thế, tự lắp điện mặt trời còn là phương án tối ưu cho những ai muốn lắp hệ nhỏ để sử dụng hoặc trải nghiệm thử.
  • Chủ động sắp xếp được thời gian: Khi lựa chọn các đơn vị thi công, các bạn phải lựa chọn ngày giờ lắp đặt giữa hai bên, ngoài ra trong thời gian lắp đặt các bạn phải thường xuyên theo dõi thợ làm để tránh ảnh hưởng đến công trình nhà ở, điều này có thể gây mất thời gian hoặc gián đoạn công việc.

Nhược điểm của việc tự lắp điện mặt trời tại nhà

  • Thiếu kiến thức và kinh nghiệm: Đây là nhược điểm lớn nhất khiến việc tự lắp điện mặt trời tại nhà trở nên khó khăn và nguy hiểm. Nếu bạn không có đủ kiến thức về thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hướng lắp, các xắp xếp tấm pin, lựa chọn thiết bị và đấu nối dây điện. Trong trường hợp lắp đặt sai, bạn có thể làm hư hỏng và làm giảm tuổi thọ các thiết bị điện mặt trời.
  • Thiếu an toàn: Ngoài việc trang bị đầy đủ kiến thức, vấn đề an toàn lắp đặt cũng quan trọng không kém. Trước khi tự lắp điện mặt trời tại nhà bạn phải trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng vụ và biện pháp an toàn. Nếu bạn không có đủ các yếu tố này, bạn có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh, như điện giật, rơi rớt, cháy nổ…
  • Không có sự bảo hành và bảo trì: Khi tự lắp điện mặt trời tại nhà bạn sẽ không có sự bảo hành và bảo trì định kì của các đơn vị thi công. Điều này có nghĩa, nếu hệ thống có sự cố hay hỏng hóc, bạn sẽ phải tìm kiếm đơn vị sữa chữa và tự chi trả chi phí. Ngoài ra, bạn cũng phải tự tính toán công suất các thiết bị để hệ thống hoạt động hiệu quả.

Xem thêm bài viết:

Đối tượng nên tự lắp điện mặt trời tại nhà

  • Bạn chỉ nên tự lắp điện mặt trời tại nhà nếu đã trang bị đủ kiến thức về điện mặt trời bao gồm: các nguyên lý hoạt động, quy chuẩn lắp đặt, các quy định lắp đặt….
  • Bạn nên lập kế hoạch và dự toán chi tiết chi phí cho việc tự lắp điện mặt trời tại nhà bao gồm những thông tin như diện tích mái, loại mái, vị trí nhà, công suất, số lượng tấm pin, số lượng biến tần, số lượng phụ kiện đi kèm (dây DC, kẹp,..)
  • Tìm hiểu các thương hiệu thiết bị uy tín trên thị trường. Bạn nên mua từ các đại lý phân phối độc quyền của các thương hiệu trên để có chính sách bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Nên xin ý kiến tư vấn từ các chuyên gia hoặc kĩ sư trước, trong và sau khi tự lắp điện mặt trời tại nhà. Những đối tượng này sẽ có kiến thức và kinh nghiệm giúp ích cho quá trình tự lắp điện mặt trời tại nhà ít sai sót và an toàn nhất có thể.

Thành phần của hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt trời bao gồm nhiều thành phần khác nhau để chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành điện năng có thể sử dụng. Dưới đây là các thành phần chính của một hệ thống điện mặt trời:

  • Tấm pin mặt trời: Tấm pin mặt trời là thành phần chính của hệ thống, được làm từ các tế bào quang điện (solar cells) có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
  • Bộ biến tần: Bộ biến tần chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) do các tấm pin mặt trời tạo ra thành dòng điện xoay chiều (AC) mà các thiết bị điện trong nhà có thể sử dụng. Với hệ hào lưới sẽ sử dụng biến tần hòa lưới chuyên dụng, còn biến tần Hybrid có thể dùng cho cả hệ hòa lưới và lưu trữ.
  • Hệ thống giá đỡ: Hệ thống giá đỡ giúp cố định các tấm pin mặt trời trên mái nhà hoặc trên mặt đất, đảm bảo chúng được đặt ở góc độ tối ưu để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Hệ thống này bao gồm: khung sắt, rail nhôm, bát Z, chân L feet,… để cố định tấm pin năng lượng mặt trời
  • Bộ điều khiển sạc: (dành cho hệ thống có lưu trữ): Bộ điều khiển sạc giúp quản lý lượng điện năng được sạc vào pin lưu trữ, bảo vệ pin khỏi tình trạng quá tải hoặc xả quá mức.
  • Pin lưu trữ (dành cho hệ thống có lưu trữ): Pin lưu trữ giúp lưu trữ điện năng dư thừa để sử dụng vào ban đêm hoặc khi ánh sáng mặt trời không đủ. Hệ thống pin lưu trữ giúp tăng tính tự chủ về năng lượng.
  • Cáp điện và phụ kiện kết nối: Cáp điện và các phụ kiện kết nối giúp liên kết các thành phần của hệ thống với nhau, đảm bảo dòng điện được truyền tải một cách hiệu quả và an toàn.

Xem thêm bài viết:

Cách tự lắp điện mặt trời tại nhà

Xác định số lượng các tấm pin

Mỗi tấm pin năng lượng mặt trời sẽ có kích thước: dài 2m và rộng khoảng 1m, khối lượng mỗi tấm pin mặt trời sẽ từ khoảng 20 – 24kg tùy theo thương hiệu. Khi lắp đặt các tấm pin sẽ được gắn thành các tấm rộng lớn trả đều lên mặt phẳng mái. Vì vậy trọng lượng sẽ được chia đều và không tạo áp lực lên mái nhà.

Công thức xác định số lượng tấm pin là: Tổng số tấm pin = Diện tích mái/Diện tích tấm pin.

Ví dụ: Nhà bạn lắp áp mái, diện tích mái là 20m2, diện tích mỗi tấm pin mặt trời là 2m2, suy ra số lượng tấm pin tối đa có thể lắp cho mái là 10 tấm.

Tuy nhiên, số lượng tấm pin còn phụ thuộc vào công suất tấm pin, với công suất tấm pin càng lớn, số lượng tấm pin càng nhỏ và diện tích cần lắp càng bé.

Hướng lắp đặt các tấm pin

Việc lắp đặt các tấm pin mặt trời đúng hướng và góc độ là yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, vị trí địa lý và điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của hệ thống điện mặt trời.

Hướng lắp đặt

Tại Việt Nam, nằm ở bán cầu Bắc, các tấm pin mặt trời nên được lắp đặt hướng về phía Nam. Điều này giúp các tấm pin nhận được tối đa ánh sáng mặt trời suốt cả ngày, từ khi mặt trời mọc ở phía Đông cho đến khi lặn ở phía Tây. Hướng Nam cũng giúp giảm thiểu bóng đổ từ các công trình lân cận hoặc từ chính các tấm pin khác.

Góc nghiêng

Góc nghiêng của tấm pin mặt trời cần được điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa lượng ánh sáng mặt trời mà chúng nhận được. Tại Việt Nam, góc nghiêng lý tưởng thường dao động từ 10 đến 15 độ so với mặt đất. Tuy nhiên, góc nghiêng cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý cụ thể và mùa trong năm:

  • Miền Bắc: Ở khu vực này, góc nghiêng có thể lớn hơn, từ 15 đến 20 độ, do khu vực này có mùa đông lạnh và mặt trời thường nằm thấp hơn trên bầu trời.
  • Miền Trung và Miền Nam: Các khu vực này có thể lắp đặt với góc nghiêng nhỏ hơn, khoảng 10 đến 15 độ, do có khí hậu nhiệt đới và mặt trời thường ở vị trí cao hơn.

Điều chỉnh theo mùa

Để tối ưu hóa hiệu suất, có thể điều chỉnh góc nghiêng của tấm pin theo mùa. Vào mùa đông, khi mặt trời ở vị trí thấp hơn, tăng góc nghiêng của tấm pin để nhận được nhiều ánh sáng hơn. Ngược lại, vào mùa hè, khi mặt trời ở vị trí cao hơn, giảm góc nghiêng của tấm pin.

Tránh bóng đổ

Khi lắp đặt các tấm pin, cần chú ý đến các yếu tố gây bóng đổ như cây cối, ống khói, hoặc các công trình lân cận. Bóng đổ có thể làm giảm hiệu suất của hệ thống, vì chỉ cần một phần nhỏ của tấm pin bị che khuất cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tấm pin.

Xác định công suất lắp điện mặt trời phù hợp

Xác định số điện tiêu thụ của gia đình hoặc chủ đầu tư muốn xác định số lợi nhuận muốn thu được.

Ta sẽ có công thức = Số điện tiêu thụ = Số điện hàng tháng/giá tiền mỗi số điện

VD: ta có hóa đơn điện hàng tháng là 2,7 triệu đồng và đơn giá mỗi số là 3000 đ/số. Thì công suất tiêu thụ điện hàng tháng là 2700000/3000 = 900 số điện = 900kWp.

Xác định công suất lắp đặt của hệ thống tối đa ta có thể lắp trên mái

Tổng công suất lắp đặt = Tổng số tấm pin cần thiết x 0.41 (công suất mỗi tấm pin)

VD: Với 10 tấm pin như trên ta có tổng công suất lắp tối đa là 10×0.41 = 4.1kWp

Tính số lượng sản xuất được mỗi tháng

Tính trung bình cả năm cả mùa mưa và mùa khô, mỗi ngày sẽ có khoảng 4 tiếng nắng

Số điện mỗi tháng = công suất hệ thống x 4 (tiếng nắng/ngày) x 30 (ngày)

VD: Bạn lắp hệ 5.5kW, số điện mỗi tháng = 5.5 x 4 x 30 = 660 số điện mỗi tháng, nhân cho 3000/số điện, mỗi tháng bạn sẽ tiết kiệm được 1980000 đ tiền điện.

Lắp đặt hệ thống giá đỡ

  • Hệ thống giá đỡ giúp cố định các tấm pin trên mái nhà. Chọn loại giá đỡ phù hợp với loại mái nhà của bạn (mái ngói, mái tôn, mái bằng).
  • Đánh dấu và khoan lỗ trên mái nhà theo vị trí đã định. Lắp đặt các thanh ray chính của hệ thống giá đỡ và cố định chúng bằng các bu lông và ốc vít chắc chắn.
Sơ đồ lắp pin năng lượng mặt trời
  • Sử dụng các miếng đệm cao su hoặc các chất chống thấm để ngăn nước thấm vào mái nhà qua các lỗ khoan.

Lắp đặt các tấm pin mặt trời

  • Đặt các tấm pin lên hệ thống giá đỡ và cố định chúng bằng các kẹp hoặc bu lông. Đảm bảo các tấm pin được gắn chặt và ở góc nghiêng phù hợp (khoảng 10-15 độ đối với Việt Nam).
  • Kết nối các tấm pin với nhau theo chuỗi (string) bằng các dây cáp điện. Đảm bảo các kết nối được thực hiện chính xác và an toàn.
Tự lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời
Tự lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời

Lắp đặt bộ biến tần

  • Chọn vị trí lắp đặt bộ biến tần gần hệ thống tấm pin nhưng ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Biến tần hòa lưới sẽ sửa dụng được cho hệ hòa lưới, biến tần Hybrid sẽ hoạt động được cho cả hòa lưới và lưu trữ. Nên bạn cần lựa chọn loại biến tần phù hợp.
  • Kết nối các dây cáp từ các tấm pin đến bộ biến tần. Đảm bảo các kết nối đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lưu ý: Nếu trong tương lai bạn nâng cấp từ hệ thống hòa lưới sang lưu trữ thì nên sử dụng loại biến tần Hybrid để việc thay thế trở nên dễ dàng hơn.

Đấu nối biến tần
Đấu nối biến tần

Lắp đặt hệ thống điện và an toàn

  • Kết nối bộ biến tần với hệ thống điện của ngôi nhà. Sử dụng các thiết bị ngắt mạch (breaker) và cầu dao (fuse) để bảo vệ hệ thống khỏi các sự cố điện.
  • Đảm bảo tất cả các kết nối điện được thực hiện bởi kỹ thuật viên điện có chứng chỉ để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra và khởi động hệ thống

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để đảm bảo tất cả các kết nối đều an toàn và chắc chắn.
  • Khởi động hệ thống và theo dõi hiệu suất hoạt động của các tấm pin và bộ biến tần. Kiểm tra các chỉ số trên bộ biến tần để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường.

Xem thêm bài viết:

Đơn vị bán thiết bị điện mặt trời uy tín

Ectech là đơn vị bán thiết bị điện mặt trời uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành năng lượng tái tạo, Ectech cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, từ tấm pin mặt trời, bộ biến tần đến các phụ kiện lắp đặt, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và tận tâm của Ectech luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình lắp đặt và vận hành hệ thống. Với cam kết mang lại giải pháp năng lượng bền vững và hiệu quả, Ectech là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn đầu tư vào điện mặt trời bền vững.

Kết luận

Việc tự lắp điện mặt trời tại nhà đúng kỹ thuật không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí điện năng mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tăng giá trị cho ngôi nhà của bạn. Bằng cách thực hiện các bước lắp đặt một cách chính xác và cẩn thận, từ việc chọn hướng và góc độ tối ưu cho các tấm pin đến việc kết nối và bảo trì hệ thống, bạn có thể đảm bảo hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả và bền bỉ.

Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Nhờ đó, việc tự lắp điện mặt trời tại nhà sẽ trở nên dễ dàng và mang lại nhiều lợi ích lâu dài.

Nếu các bạn có nhu cầu mua các thiết bị để tự lắp điện mặt trời tại nhà hoặc đơn vị tư vấn lắp đặt điện mặt trời vui lòng liên hệ HOTLINE: 093 624 1501 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé.

CÔNG TY TNHH ELECTRONICS CONTROL TECHNOLOGY
Hotline: 093 624 1501
Địa chỉ: 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: info.ectechltd@gmail.com
Website: https://ec-tech.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/ectech.vn
TikTok: https://www.tiktok.com/@dienmattroiectech
Youtube: https://www.youtube.com/@dienmattroiectech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dự toán chi phí