Đầu tư điện mặt trời nhà xưởng đang trở thành một xu hướng phổ biến và hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, việc sử dụng năng lượng mặt trời còn giúp giảm chi phí vận hành đi đáng kể và đóng góp vào bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, để việc đầu tư này đạt hiệu quả tối đa, các doanh nghiệp cần nắm vững một số yếu tố quan trọng và những điều cần lưu ý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về việc đầu tư điện mặt trời nhà xưởng cũng như những điểm cần chú ý để đảm bảo dự án của bạn thành công và bền vững.
Khác biệt giữ điện mặt trời nhà xưởng và điện mặt trời nhà dân
Điện mặt trời nhà xưởng và điện mặt trời nhà dân có những khác biệt cơ bản về quy mô, mục đích sử dụng, cấu trúc lắp đặt, bảo trì, vận hành, cũng như chi phí và lợi ích kinh tế. Những khác biệt này phản ánh nhu cầu và điều kiện riêng biệt của từng loại hình sử dụng điện mặt trời.
Quy mô và công suất
Điện mặt trời nhà xưởng thường có quy mô lớn hơn đáng kể so với điện mặt trời nhà dân. Các hệ thống điện mặt trời cho nhà xưởng thường có công suất từ vài chục đến vài trăm kWp (kilowatt peak), và thậm chí có thể đạt tới MWp (megawatt peak). Quy mô lớn này nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của các cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị công nghiệp nặng. Ưu điểm của hệ thống này sẽ giúp giảm chi phí điện năng một cách đáng kể và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Ngược lại, các hệ thống điện mặt trời nhà dân thường có công suất nhỏ hơn, chỉ từ vài kWp đến vài chục kWp. Mục đích chính của hệ thống này là phục vụ nhu cầu điện năng hàng ngày của hộ gia đình, giúp giảm hóa đơn tiền điện và tăng cường tự chủ và quản lý nguồn điện.
Cấu trúc lắp đặt
Khác biệt về quy mô dẫn đến sự khác biệt trong cấu trúc lắp đặt của hệ thống điện mặt trời nhà xưởng và nhà dân. Nhà xưởng thường có mái rộng, phẳng hoặc dốc nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt nhiều tấm pin mặt trời. Cấu trúc này đòi hỏi hệ thống lắp đặt phải bền vững, có khả năng chịu được tải trọng lớn và các yếu tố môi trường khắc nghiệt hơn, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động lâu dài.
Trong khi đó, đối với mái nhà dân khá đang dạng bao gồm mái ngói, mái tôn, ban công,… không gian lắp đặt của hệ thống điện mặt trời nhà dân vì thế thường hạn chế hơn. Các tấm pin thông thường chỉ lắp đặt trên mái nhà, đối với nhà có ban công sẽ phải tạo các giàn khung sắt để tạo không gian lắp đặt tấm pin. Vì đây là không gian sinh hoạt, nên việc lắp đặt cũng phải được tính toán kĩ để đảm bảo được không gian sinh hoạt cho gia đình.
Hướng lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời
Đối với điện mặt trời nhà xưởng sẽ không cần phải tính toán nhiều về hướng lắp đặt tấm pin tối ưu, vì đa số nhà xưởng sẽ được lắp ở không gian rộng lớn trống trải, nên việc lắp đặt các tấm pin cũng dễ dàng hơn chỉ cần xác định loại mái và độ nghiên của mái, ta chỉ lắp đặt ở những vùng tiếp xúc với nắng còn những vùng che khuất không cần lắp pin. Điều này vừa giảm được chi phí tính toán và giảm thiểu được các chi phí phát sinh như làm khung,…
Về điện mặt trời nhà dân, đa số các nhà dân hiện nay được quy hoạch không đồng bộ, điều này dẫn đến nhà này che bóng nhà kia, vì thế việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại đây cũng khó khăn hơn. Đối với các nhà cao, mái ngói chỉ cần lắp áp mái, nếu trường hợp nhà bị che bóng thì phải làm khung sắt để nâng các tấm pin lên cao. Điều này, sẽ gây phát sinh chi phí và khiến cho giá thành của hệ thống điện mặt trời nhà dân tăng lên.
Yêu cầu về bảo trì và vận hành
Điện mặt trời nhà xưởng đòi hỏi quy trình bảo trì, giám sát và vận hành chuyên nghiệp hơn so với điện mặt trời nhà dân. Với quy mô lớn và yêu cầu hiệu suất cao, hệ thống điện mặt trời nhà xưởng cần được bảo trì thường xuyên bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả lâu dài. Hệ thống quản lý năng lượng thông minh thường được áp dụng để tối ưu hóa sản xuất và tiêu thụ điện năng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngược lại, hệ thống điện mặt trời nhà dân thường yêu cầu ít bảo trì hơn, và chủ nhà có thể tự quản lý hoặc thuê dịch vụ bảo trì định kỳ. Các thiết bị giám sát cơ bản được sử dụng để theo dõi hiệu suất và sản lượng điện, giúp người dùng dễ dàng kiểm soát và tối ưu hóa hệ thống của mình.
Chi phí và lợi ích kinh tế
Chi phí đầu tư cho hệ thống điện mặt trời nhà xưởng thường cao hơn so với nhà dân do quy mô và công suất lớn hơn. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế mà hệ thống này mang lại cũng đáng kể hơn, với khả năng giảm chi phí điện năng hàng tháng và thời gian hoàn vốn nhanh hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho năng lượng tái tạo, giúp tăng tỷ suất lợi nhuận và thúc đẩy phát triển bền vững.
Đối với hệ thống điện mặt trời nhà dân, chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, phù hợp với ngân sách của hộ gia đình. Lợi ích kinh tế chủ yếu đến từ việc giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng và đóng góp vào bảo vệ môi trường. Thời gian hoàn vốn có thể kéo dài hơn, nhưng đây vẫn là một khoản đầu tư hấp dẫn cho các hộ gia đình muốn sử dụng năng lượng mặt trời và bền vững.
Xem thêm bài viết:
- Cách thiết kế hiệu quả cho hệ thống điện mặt trời mái nhà
- Hệ thống điện mặt trời áp mái – Lợi ích kinh tế
- 10 lợi ích khi lắp điện mặt trời hộ gia đình
Thành phần hình thành lên điện mặt trời nhà xưởng
Điện mặt trời nhà xưởng có quy mô lớn nên sẽ có nhiều thành phần chi tiết hơn, sau đây là một số thành phần cơ bản nhất của một hệ thống điện mặt trời.
Thành phần | Tỷ lệ | Chi tiết |
Tấm pin mặt trời | 60% | Tấm pin mặt trời đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện mặt trời. Để tạo ra lượng điện năng lớn cần để cung cấp đủ cho các thiết bị tiêu thụ điện lớn trong nhà xưởng, đòi hỏi một số lượng lớn tấm pin lên tới vài trăm đến vài ngàn tấm. Vì thế chi phí tấm pin chiếm đến 60% tổng chi phí đầu tư. Ngoài ra, việc lựa chọn các tấm pin có thương hiệu lớn cũng khiến chi phí gia tăng. |
Biến tần | 20% | Biến tần đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi dòng điện từ điện mặt trời sang điện nhà máy để sử dụng. Giá thành của biến tần sẽ phụ thuộc vào công suất của hệ thống. Ví dụ: khi bạn sử dụng biến tần 5kW cho hệ thống 20kW, chúng ta cần lắp 4 biến tần,.. Ngoài ra, thương hiệu biến tần cũng khiến chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời gia tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng những thương hiệu inverter uy tín để đảm bảo hiệu suất hoạt động, tính hiệu quả và độ bền về lâu dài. |
Hệ thống khung giàn giá đỡ | 10% | Nếu nhà xưởng là mái tôn sẽ tốn ít chi phí nhất, sau đó sẽ là mái bằng hoặc mái ngói,… |
Thiết bị ngoại vi | 5% | Tủ điện DC/AC, kẹp, dây điện,… |
Nhân công lắp đặt | 5% | cài đặt hệ thống, thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử vận hành, kết nối hệ thống với lưới điện, chi phí O&M điện mặt trời… |
Những lưu ý khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời nhà xưởng
Lắp đặt điện mặt trời nhà xưởng là một quyết định đầu tư quan trọng, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bền vững, các doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là những điểm cần chú ý khi lắp điện mặt trời nhà xưởng.
Khảo sát và đánh giá vị trí
Trước khi tiến hành lắp đặt, việc khảo sát và đánh giá vị trí là bước đầu tiên quan trọng. Cần xác định diện tích mái xưởng có đủ lớn để lắp đặt số lượng tấm pin cần thiết hay không. Đảm bảo mái xưởng không bị che khuất bởi cây cối, tòa nhà cao tầng hoặc các vật cản khác để tối ưu hóa lượng ánh sáng mặt trời mà hệ thống có thể hấp thụ. Hướng và độ dốc của mái cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để tối ưu hóa hiệu suất của tấm pin mặt trời.
Chọn thiết bị chất lượng
Chọn lựa thiết bị chất lượng cao là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời. Các doanh nghiệp nên chọn các tấm pin mặt trời, bộ biến tần (inverter), và các thiết bị phụ trợ từ các nhà sản xuất uy tín, có chứng nhận chất lượng và bảo hành rõ ràng. Thiết bị chất lượng cao không chỉ đảm bảo hiệu suất hoạt động mà còn giảm thiểu rủi ro hỏng hóc và chi phí bảo trì trong tương lai.
Tính toán và thiết kế hệ thống
Việc tính toán và thiết kế hệ thống cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Hệ thống cần được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của nhà xưởng và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tính toán công suất hệ thống sao cho hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu công suất, gây lãng phí hoặc không đủ điện năng sử dụng.
Lắp đặt và kiểm tra
Quá trình lắp đặt cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đảm bảo các tấm pin được gắn chắc chắn và kết nối điện đúng kỹ thuật. Sau khi lắp đặt, hệ thống cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. Kiểm tra các mối nối điện, độ bền của giá đỡ và các thiết bị phụ trợ khác là bước không thể bỏ qua.
Giám sát và bảo trì
Sau khi hệ thống điện mặt trời đi vào hoạt động, việc giám sát và bảo trì định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động với hiệu suất tối ưu. Sử dụng hệ thống giám sát thông minh để theo dõi hiệu suất của các tấm pin và bộ biến tần. Thực hiện vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, lá cây hoặc bất kỳ vật cản nào có thể làm giảm hiệu suất của hệ thống. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng bảo trì với các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng tốt nhất.
Tuân thủ quy định pháp luật
Khi lắp đặt điện mặt trời nhà xưởng, cần tuân thủ các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Doanh nghiệp cần xin các giấy phép cần thiết từ cơ quan chức năng và đảm bảo hệ thống lắp đặt không ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động cũng là những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.
Xem thêm bài viết:
- Phân tích ưu nhược điểm của điện năng lượng mặt trời
- Mách bạn cách lựa chọn tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp
- Lợi ích của hệ thống điện mặt trời cho ngôi nhà
Các tiêu chuẩn lắp điện mặt trời nhà xưởng
Lắp đặt điện mặt trời nhà xưởng cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Dưới đây là các tiêu chuẩn lắp đặt điện mặt trời nhà xưởng phổ biến và quan trọng:
Tiêu chuẩn về thiết kế và lắp đặt
IEC 62548 – Design and Installation of Photovoltaic (PV) Arrays: Đây là tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế và lắp đặt các mảng PV, cung cấp hướng dẫn chi tiết về cấu trúc, điện, và an toàn cho các hệ thống PV.
TCVN 7447-7-712:2015 – Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 7-712: Yêu cầu đối với hệ thống cấp nguồn bằng pin quang điện (PV): Tiêu chuẩn Việt Nam này áp dụng cho hệ thống PV lắp đặt trong các tòa nhà, bao gồm cả nhà xưởng.
Tiêu chuẩn về thiết bị
IEC 61215 – Terrestrial Photovoltaic (PV) Modules – Design Qualification and Type Approval: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm để xác định tính đủ điều kiện của thiết kế và sự chấp thuận loại của các module PV.
IEC 61730 – Photovoltaic (PV) Module Safety Qualification: Tiêu chuẩn này tập trung vào các yêu cầu an toàn điện và cơ học của các module PV.
TCVN 11856:2017 – Pin quang điện (PV): Tiêu chuẩn Việt Nam này quy định các yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm đối với các tấm pin mặt trời.
Tiêu chuẩn về hệ thống điện và an toàn
IEC 60364 – Electrical Installations of Buildings: Bộ tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về lắp đặt điện trong các tòa nhà, bao gồm các hệ thống PV.
IEC 62446 – Grid Connected Photovoltaic Systems – Minimum Requirements for System Documentation, Commissioning Tests, and Inspection: Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu tối thiểu cho việc tài liệu hóa hệ thống, thử nghiệm đưa vào vận hành và kiểm tra hệ thống PV nối lưới.
TCVN 7447 – Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: Tiêu chuẩn Việt Nam này quy định các yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà, bao gồm cả hệ thống PV.
Tiêu chuẩn về vận hành và bảo trì
IEC 62446-1 – Photovoltaic (PV) Systems – Requirements for Testing, Documentation and Maintenance – Part 1: Grid Connected Systems – Documentation, Commissioning Tests and Inspection: Tiêu chuẩn này tập trung vào yêu cầu về thử nghiệm, tài liệu và bảo trì cho các hệ thống PV nối lưới.
TCVN 11856-1:2017 – Pin quang điện (PV) – Phần 1: Yêu cầu đối với thử nghiệm và kiểm tra hệ thống: Tiêu chuẩn Việt Nam này quy định các yêu cầu về thử nghiệm và kiểm tra đối với hệ thống PV.
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy
NFPA 70 (NEC) – National Electrical Code: Quy định này của Mỹ bao gồm các yêu cầu về an toàn điện và phòng cháy chữa cháy, và được tham khảo rộng rãi trong ngành công nghiệp điện mặt trời trên toàn thế giới.
TCVN 3890:2009 – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu về trang bị, bố trí và bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy trong các nhà và công trình.
Xem thêm bài viết:
- Có nên đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái ở thời điểm hiện tại?
- Các tiêu chí lựa chọn pin lưu trữ điện mặt trời phù hợp cho gia đình
- Các hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng phổ biến hiện nay
Kết luận – Đầu tư điện mặt trời nhà xưởng món hời cho tương lai
Đầu tư điện mặt trời nhà xưởng không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng mà còn là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần bảo vệ môi trường. Để đảm bảo dự án thành công, các doanh nghiệp cần chú trọng khảo sát vị trí, chọn thiết bị chất lượng, thiết kế hệ thống hợp lý, lắp đặt chính xác, giám sát và bảo trì định kỳ, tuân thủ quy định pháp luật, và tận dụng các chính sách hỗ trợ.
Việc đầu tư kỹ lưỡng và có kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi ích kinh tế lâu dài và bền vững. Đầu tư điện mặt trời nhà xưởng không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
Nếu anh/chị quan tâm đến đầu tư hệ thống điện mặt trời cho nhà xưởng hoặc điện mặt trời nhà dân xin vui lòng liên hệ cho Ectech theo HOTLINE: 093 624 1501.
CÔNG TY TNHH ELECTRONICS CONTROL TECHNOLOGY
Hotline: 093 624 1501
Địa chỉ: 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: info.ectechltd@gmail.com
Website: https://ec-tech.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/ectech.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@dienmattroiectech