Trong bối cảnh hiện nay, khi giá điện ngày càng tăng cao và vấn đề môi trường đang được chính phủ Việt Nam quan tâm ngày càng lớn. Việc lắp hệ thống điện mặt trời đang trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hệ thống này thật sự hiệu quả và không gây áp lực lên túi tiền, tiết kiệm chi phí khi lắp hệ thống điện mặt trời là một yếu tố then chốt quyết định khả năng đầu tư của khách hàng.
Hãy cùng Ectech khám phá những bí quyết giúp bạn tối ưu hóa chi phí lắp hệ thống điện mặt trời, đồng thời đảm bảo hiệu suất sử dụng điện mặt trời đạt mức cao nhất.
Vì sao nên lắp hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam?
Trong những năm gần đây, xu hướng lắp hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam đã tăng mạnh, với nhiều yếu tố thúc đẩy từ sự gia tăng giá điện, nhận thức về bảo vệ môi trường đến các chính sách hỗ trợ từ chính phủ.
Trong giai đoạn 2010-2020, giá điện bán lẻ bình quân tại Việt Nam đã tăng từ khoảng 1.058 đồng/kWh lên đến khoảng 1.864 đồng/kWh, tức tăng gần 76% trong vòng 10 năm. Điều này tạo áp lực lên chi phí sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, việc trả một mức giá điện cao, nhưng nguồn điện sử dụng cũng không đảm bảo được tính ổn định, có thể mất bất cứ khi nào, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế như điện mặt trời để đảm bảo tính ổn định và chi phí năng lượng.
Về ngành điện lực tại Việt Nam hiện chủ yếu dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đặc biệt là than đá. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2020, sản xuất điện từ than đã phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2, chiếm khoảng 30% tổng lượng khí thải CO2 của cả nước. Việc sử dụng các nhà máy nhiệt điện than không chỉ gây phát thải CO2 mà còn các chất ô nhiễm khác như SO2, NOx, và bụi mịn PM2.5, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng.
Đặt biệt, chủ trương hướng đến mục tiêu “phát thải ròng bằng 0” chính phủ Việt Nam đang tạo mọi điều kiện để khuyến khích những hộ gia đình chuyển sang lắp hệ thống điện mặt trời để đảm bảo an ninh, năng lượng quốc gia và giảm phát thải ra môi trường.
Các chính sách được chính phủ đưa ra bao gồm các quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời, trong đó có giá mua điện mặt trời hấp dẫn (FIT) để khuyến khích đầu tư. Ví dụ, giá mua điện mặt trời mái nhà được quy định là 8,38 cent/kWh cho các dự án bắt đầu vận hành trước ngày 31/12/2020.
Nhiều chương trình hỗ trợ tài chính, vay vốn ưu đãi đã được triển khai để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời. Các chương trình này giúp giảm gánh nặng chi phí lắp hệ thống điện mặt trời ban đầu cho các nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng.
Nhờ vào những chính sách trên mà thị trường lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam trở nên sôi nổi và đạt được những thành tựu đáng kể. Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam đã đạt tổng công suất lắp đặt điện mặt trời khoảng 16.500 MWp, vượt xa so với mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh là 850 MWp vào năm 2020.
Về tỉ trọng, Điện mặt trời hiện chiếm khoảng 24% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của Việt Nam. Đây là một con số ấn tượng, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của năng lượng tái tạo, đặt biệt là năng lượng mặt trời trong hệ thống điện quốc gia.
Tuy phát triển là vậy, nhưng không ít nhà đầu tư vẫn còn e ngại khi xuống tiền, bởi một số lý do về tài chính và không đủ kiến thức để lựa chọn hệ thống phù hợp với chi phí hợp lý. Sau đây Ectech sẽ mách bạn một số cách tiết kiệm chi phí lắp hệ thống điện mặt trời.
Xem thêm bài viết:
- Đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời bao lâu hồi vốn?
- Tìm hiểu hệ thống điện năng lượng mặt trời lưu trữ
- Cách tự lắp điện mặt trời tại nhà đúng kĩ thuật
Cách tiết kiệm chi phí khi lắp hệ thống điện mặt trời
Dưới đây sẽ là một số cách giúp tiết kiệm chi phí lắp hệ thống điện mặt trời mà chủ đầu tư cẩn tham khảo:
Tìm nguồn cung ứng thiết bị giá rẻ giảm chi phí lắp hệ thống điện mặt trời
Một trong những bí quyết tiết kiệm chi phí lắp hệ thống điện mặt trời là tìm nguồn cung ứng thiết bị rẻ nhưng chất lượng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn cung ứng thiết bị giá rẻ có thể mang lại lợi ích về mặt tài chính, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Lợi ích | Rủi Ro |
Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu: Thiết bị giá rẻ giúp giảm tổng chi phí đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nhỏ hoặc những người có ngân sách hạn chế. Khả năng thu hồi vốn nhanh: Với chi phí đầu tư ban đầu thấp, thời gian thu hồi vốn của dự án có thể ngắn hơn, giúp tăng khả năng sinh lợi sớm hơn. | Chất lượng và hiệu suất: Thiết bị giá rẻ có thể không đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, dẫn đến hiệu suất kém và tuổi thọ ngắn. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống và tăng chi phí bảo trì, sửa chữa. Độ bền và bảo hành: Thiết bị giá rẻ thường đi kèm với thời gian bảo hành ngắn hơn hoặc không có bảo hành, gây khó khăn trong việc bảo trì và thay thế khi có sự cố. Rủi ro về nguồn cung cấp: Các nhà cung cấp thiết bị giá rẻ có thể không đảm bảo uy tín và tính liên tục trong cung cấp hàng hóa, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án. |
Lưu ý khi chọn đơn vị cung ứng thiết bị giá rẻ
Trước khi lựa chọn các bạn nên, tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp, xem xét các đánh giá và phản hồi từ khách hàng trước đó để đảm bảo họ có uy tín và cung cấp sản phẩm chất lượng. Ngoài ra, khi xem hàng các bạn phải yêu cầu các đơn vị đưa ra được các chứng nhận chất lượng, báo cáo thử nghiệm và kiểm tra trực tiếp sản phẩm nếu có thể, để đảm bảo thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
Một yếu tốt quan trọng hơn cả là các bạn nên tính toán chi phí tổng thể bao gồm cả bảo trì, sửa chữa và thay thế thiết bị trong suốt vòng đời của dự án, quản trị rủi ro một các cẩn thận để tránh việc thất thoát sau này.
Dự toán hiệu suất trong điều kiện thực tế (PTC) để giảm chi phí biến tần
Việc dự toán hiệu suất trong điều kiện thực tế (PTC) trước khi thiết bị lắp hệ thống điện mặt trời là một bước quan trọng ban đầu để giúp bạn tối ưu hóa chi phí lắp hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là giảm chi phí cho biến tần. Hiệu suất PTC phản ánh khả năng hoạt động của hệ thống trong các điều kiện môi trường thực tế, bao gồm nhiệt độ tế bào mặt trời (45°C), nhiệt độ môi trường (20°C), tốc độ gió (1 m/s) và khí áp (1013 mbar).
Khác với điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC), PTC mang lại một cái nhìn thực tế hơn về hiệu suất của hệ thống điện mặt trời trong môi trường hàng ngày. Khi lựa chọn biến tần dựa trên PTC, các bạn có thể tránh được việc mua biến tần có công suất quá cao hoặc quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó giảm chi phí đầu tư ban đầu và đảm bảo tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời
Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí lắp hệ thống điện mặt trời mà còn đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, giảm tổn thất năng lượng và tăng khả năng sinh lợi dài hạn. Bằng cách áp dụng PTC trong quá trình dự toán và lựa chọn thiết bị, các chủ đầu tư có thể đạt được sự cân bằng giữa hiệu suất và chi phí, tối ưu hóa lợi ích kinh tế và bền vững cho hệ thống điện mặt trời của mình.
Phương pháp đấu nối tấm pin giúp tiết kiệm chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Đấu nối hệ thống pin bằng phương pháp bài (string method) là một cách hiệu quả để giảm chi phí lắp hệ thống điện mặt trời. Phương pháp này liên kết các tấm pin mặt trời thành từng chuỗi nối tiếp, giúp giảm số lượng các bộ biến tần cần thiết, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư.
Bằng cách đấu nối theo phương pháp bài, mỗi chuỗi pin sẽ kết nối với một bộ biến tần duy nhất, tối ưu hóa quá trình chuyển đổi điện năng từ DC sang AC. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư thiết bị mà còn đơn giản hóa việc lắp đặt và bảo trì hệ thống cho bạn sau này.
Hơn nữa, phương pháp này giúp tối ưu hóa không gian lắp đặt và cải thiện hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống, nhờ vào việc giảm thiểu tổn thất năng lượng do dây dẫn. Sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí của phương pháp bài đã khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho các dự án điện mặt trời từ quy mô nhỏ đến lớn.
Xem thêm bài viết:
- Chi tiết cách lắp pin năng lượng mặt trời
- Cách kiểm tra tấm pin năng lượng mặt trời
- Cách vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời
Sử dụng các tấm pin có công nghệ Half Cut Cells
Công nghệ này chia mỗi tế bào quang điện (solar cell) thành hai phần bằng nhau, giúp giảm điện trở nội và tổn thất điện năng khi dòng điện chạy qua các tế bào. Nhờ đó, các tấm pin half-cut có khả năng hoạt động hiệu quả hơn so với tấm pin truyền thống, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi một phần tấm pin bị che khuất.
Bên cạnh đó, công nghệ này còn tăng cường độ bền của tấm pin, giảm thiểu nguy cơ nứt gãy tế bào do áp lực vật lý. Việc sử dụng tấm pin half-cut cells không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất và độ bền, mà còn có thể dẫn đến việc giảm chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời, do cần ít tấm pin hơn để đạt cùng một công suất. Điều này làm giảm chi phí vật liệu và lao động, đồng thời tăng tính kinh tế và hiệu quả cho dự án điện mặt trời trong dài hạn cho chủ đầu tư.
Tối ưu hóa vị trí lắp hệ thống điện mặt trời
Trong quá trình lắp hệ thống điện mặt trời, việc tối ưu hóa vị trí đặt bộ pin là yếu tố quan trọng giúp gia tăng hiệu suất hoạt động. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, cần phải xác định các nguồn sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời chiếu vào trong khoảng thời gian dài nhất trong ngày.
Ở Việt Nam, hướng Nam được xem là hướng tối ưu nhất để lắp hệ thống điện mặt trời. Điều này giúp các tấm pin nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp và đều đặn suốt cả ngày. Góc nghiêng của tấm pin cần được điều chỉnh phù hợp với vĩ độ địa lý. Ở Việt Nam, góc nghiêng lý tưởng thường nằm trong khoảng từ 10 đến 15 độ. Điều này giúp tối đa hóa lượng bức xạ mặt trời mà các tấm pin có thể nhận được.
Vị trí lắp hệ thống điện mặt trời phải được chọn sao cho không bị che khuất bởi cây cối, công trình xung quanh hay bất kỳ vật chướng ngại nào khác có thể làm giảm hiệu suất hoạt động. Việc này sẽ giúp tăng khả năng thu nhận ánh sáng và nâng cao hiệu suất toàn diện của hệ thống.
Ngoài ra, để đảm bảo độ bền bỉ, các tấm pin mặt trời cần có khoảng cách vừa đủ so với bề mặt mái nhà để lưu thông không khí, giúp tản nhiệt và duy trì hiệu suất. Mái nhà hoặc bề mặt lắp đặt cần đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng của các tấm pin và cấu trúc hỗ trợ.
Cuối cùng, nên lựa chọn vị trí lắp hệ thống điện mặt trời thuận tiện cho việc bảo trì và vệ sinh định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề như hao mòn linh kiện, lắng tụ bụi bẩn hay mất hiệu suất của pin năng lượng mặt trời. Giúp duy trì hiệu suất của hệ thống. Các tấm pin cần được làm sạch thường xuyên 2 lần/năm để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu.
Đồng thời, việc duy trì hệ thống luôn trong tình trạng tốt nhất cũng giúp tiết kiệm chi phí từ việc sửa chữa khẩn cấp và tái tạo linh kiện khi bị hỏng hoặc xuống cấp.
Xem thêm bài viết:
- Cách thiết kế hệ thống điện mặt trời mái nhà hiệu quả
- Pin lưu trữ điện mặt trời là gì? Nên chọn loại nào cho gia đình
- Nên sửa chữa hay thay thế tấm pin năng lượng mặt trời bị vỡ kính
Kết luận
Tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính bền vững không chỉ là lợi ích ngay lập tức mà còn là sự đầu tư cho tương lai. Khi lắp hệ thống điện mặt trời, việc chú trọng vào việc tiết kiệm ngay từ ban đầu giúp giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng trong tương lai. Đặc biệt, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như pin mặt trời có chất lượng cao giúp kéo dài tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống.
Cùng với việc tiết kiệm chi phí, khía cạnh bền vững cũng là yếu tố quan trọng không thể xem nhẹ. Hơn nữa, việc sử dụng năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn ủng hộ cho sự phát triển xanh của xã hội. Do đó, khi kết hợp tiết kiệm chi phí và tính bền vững trong việc lắp hệ thống điện mặt trời, chúng ta không chỉ được lợi ích ngay trong hiện tại mà còn là món đầu tư dài hạn trong tương lai.
Nếu các bạn có nhu cầu đầu tư lắp hệ thống điện mặt trời vui lòng liên hệ HOTLINE: 093 624 15 01 để được tư vấn và báo giá miễn phí từ Ectech nhé!
CÔNG TY TNHH ELECTRONICS CONTROL TECHNOLOGY
Hotline: 093 624 1501
Địa chỉ: 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: info.ectechltd@gmail.com
Website: https://ec-tech.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/ectech.vn
TikTok: https://www.tiktok.com/@dienmattroiectech
Youtube: https://www.youtube.com/@dienmattroiectech